Hotline 03.56.56.52.52
Đặt lịch hẹn ĐẶT HẸN ONLINE
Địa chỉ

52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Trang chủ » Blog sức khỏe » Xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không – Chuyên gia trả lời

Xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không – Chuyên gia trả lời

Tham vấn y khoa:

Xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không? là thắc mắc và cũng là mối quan tâm của rất nhiều người khi có nhu cầu xét nghiệm máu phát hiện ung thư sớm. Để biết xét nghiệm máu có biết được ung thư không thì mọi người đừng bỏ qua những thông tin dưới đây. Trong bài viết này, các chuyên gia y tế sẽ giải đáp giúp bạn, hãy cùng tham khảo nhé!

Xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không?

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm phổ biến và hầu như là bắt buộc khi chúng ta đi khám, kiểm tra sức khỏe. Xét nghiệm này giúp chúng ta phát hiện được nhiều bệnh lý trong cơ thể, vì thế đã có không ít người thắc mắc liệu xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không?

xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không

Đối với vấn đề này, các chuyên gia y tế cho biết rằng:

Xét nghiệm máu giúp chúng ta tìm ra các dấu ấn ung thư, đó là các protein đặc biệt do tế bào ung thư sản sinh ra hoặc các hormon như:

  • Xét nghiệm CEA tăng cao là ung thư đại tràng
  • Chỉ số AFP tăng cao ung thư gan
  • Chỉ số CA125 tăng cao ung thư buồng trứng
  • Chỉ số CA 19-9 tăng cao ung thư dạ dày, tụy, ruột,….
  • Chỉ số CYFRA 21 tăng cao ung thư phổi,…

Ngoài ra, hiện này còn có xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư như xét nghiệm máu tìm gen ung thư vú BRCA2, ung thư đại tràng là gen APC,…

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, xét nghiệm máu không thể hiện bản chất hoàn toàn của ung thư. Bởi vì, xét nghiệm có thể cho kết quả dương tính giả do trong máu có những chất tương đồng với khối u ác tính.

Để xác định có khối u ác tính gây ung thư hay không thì thường phải làm lại xét nghiệm sau khoảng 3- 6 tháng và nếu đúng là có khối u ác tính thì các chỉ số này sẽ tăng theo tỷ lệ kích thước của khối u. Khi các chỉ số tăng lên sẽ kết hợp với các bước siêu âm, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết,… để xác định “đối tượng” ung thư.

Theo kết luận từ rất nhiều nghiên cứu đều khẳng định không có một xét nghiệm máu nào có thể cho kết quả đáng tin cậy để phát hiện sớm ung thư.

Nhiều bằng chứng cho thấy trường hợp bị viêm loét ruột hoặc hút nhiều thuốc thì chất CEA cũng tăng cao hay người bị viêm gan thì chỉ số AFP cũng tăng, hay như xét nghiệm PSA cho ung thư tiền liệt tuyến cũng sẽ bị thay đổi khi bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm máu có thể phát hiện nguy cơ những loại ung thư nào?

Mặc dù xét nghiệm máu không phải là xét nghiệm phát hiện ung thư chính xác 100% nhưng đây là xét nghiệm phần nào đó phản ánh được sự xuất hiện của khối u ác tính ở một số bộ phận thông qua các chỉ số của xét nghiệm.

xét nghiệm máu có phát hiện được loại ưng thư nào

Xét nghiệm máu có thể phát hiện nguy cơ của những loại ung thư như:

  • Chỉ số CEA tăng cao trong máu có thể là ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản hay các ung thư khác như: ung thư vùng đầu cổ, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư tụy, ung thư gan, ung thư tuyến giáp và ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng buồng trứng ở nữ giới.
  • Chỉ số AFP tăng cao có thể là xuất hiện ung thư gan nguyên phát, ung thư buồng trứng ở phụ nữ hoặc ung thư tinh hoàn ở nam giới.
  • Chỉ số CA 125 tăng cao có thể xuất hiện ung thư buồng trứng, ngoài ra có thể là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và các ung thư ở đường tiêu hóa.
  • Chỉ số CA 19-9 tăng cao có thể xuất hiện ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy và ung thư đường tiêu hóa.
  • Chỉ số CA 15-3 tăng cao có thể xuất hiện ung thư vú hoặc đôi khi là ung thư phổi.
  • Nồng độ HCG tăng cao nhưng không phải do mang thai thì có thể xuất hiện trong ung thư tinh hoàn hoặc ung thư màng đệm.
  • Chỉ số CYFRA 21-1 tăng cao có thể là ung thư thực quản, ung thư phổi không tế bào nhỏ hoặc ung thư vú, ung thư tuyến tụy hay ung thư cổ tử cung. Ngoài ra Cyfra 21-1 có thể tăng cao đối với các bệnh nhân bị viêm phổi, nhiễm trùng máu hoặc suy thận..
  • Kháng nguyên PSA giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
  • Chỉ số CA 72-4 tăng cao có thể là ung thư dạ dày hoặc ung thư buồng trứng ở nữ hay ung thư tinh hoàn ở nam.
  • NSE tăng cao có thể là ung thư phổi tế bào nhỏ, u nguyên bào thần kinh hoặc u nội tiết …

Các chỉ số trong xét nghiệm máu tăng cao có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể cảnh báo những bệnh ung thư nhưng cũng có thể là không phải ung thư mà là một bệnh lý lành tính nào đó.

Do đó, để chẩn đoán chính xác bản thân mình có mắc bệnh ung thư nào hay không hay nói cách khác là để sàng lọc, tầm soát các bệnh ung thư thì bạn cần phải làm kết hợp với nhiều xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác như: chụp CT, chụp PET, chụp MRI, siêu âm, nội soi và sinh thiết,… tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể.

Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đúng cách

Mỗi một loại ung thư để phát hiện sẽ có các xét nghiệm tầm soát riêng khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đúng cách với từng loại ung thư khác nhau, đó là:

phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đúng cách

Tầm soát ung thư vú

Khi xét nghiệm, tầm soát ung thư vú, người bệnh sẽ phải thực hiện các xét nghiệm, thăm khám như:

  • Chụp nhũ ảnh: Đây là một loại tia X được thiết kế đặc biệt chỉ dành riêng để xem vú khi thực hiện tầm soát ung thư vú. Những hình ảnh được tạo ra bởi chụp nhũ ảnh có thể cho thấy khối u các tính hoặc bất thường ở vú.
  • Khám lâm sàng vú: các bác sĩ chuyên khoa sẽ nhìn, thậm chí là sờ vào vú của bệnh nhân và cảm nhận về các thay đổi kích thước, hình dạng của vú. Bác sĩ cũng thăm khám, quan sát để tìm kiếm những thay đổi trên da ở vùng quanh vú và núm vú.
  • Tự kiểm tra vú: Ở giải đoạn trưởng thành, bạn cần theo dõi và cảm nhận những thay đổi ở ngực của mình, nếu thấy có bất kỳ sự thay đổi bất thường nào thì bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc tư vấn chuyên gia để có những biện pháp thăm khám, xét nghiệm cụ thể.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI không phải sử dụng thường xuyên để tầm soát ung thư vú. Biện pháp này chỉ sử dụng cho những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn, những người có ngực dày hoặc khi phát hiện một khối u trong quá trình tầm soát ung thư vú.

Ung thư cổ tử cung

Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cunng đúng cách bao gồm:

  • Xét nghiệm Human papilloma virus (HPV): Các tế bào được lấy từ cổ tử cung của phụ nữ để kiểm tra các chủng HPV. Một số chủng HPV như 16, 18 có liên quan đến nguy cơ ung thư cổ tử cung.
  • Xét nghiệm Pap: Xét nghiệm này cũng sử dụng các tế bào lấy từ cổ tử cung, sau đó kiểm tra tế bào để xác định tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap có thể sẽ được kết hợp cùng với xét nghiệm HPV.

Ung thư đại trực tràng

Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng bao gồm:

  • Nội soi đại tràng: Khi thực hiện nội soi đại tràng, các bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ chèn một ống nội soi vào trực tràng nhằm kiểm tra toàn bộ đại tràng.
  • Soi đại tràng sigma: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống linh hoạt, được chiếu sáng (ống soi đại tràng) để kiểm tra đại tràng dưới nhằm phát hiện bướu và ung thư.
  • Xét nghiệm FOBT: Xét nghiệm này để tìm thấy máu trong phân, có thể là dấu hiệu của ung thư và bướu.
  • Chụp hình quang tuyến: Đây là một tia X của đại tràng và trực tràng nhằm kiểm tra đại tràng và trực tràng nổi bật trên x-quang. Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm này để sàng lọc ung thư đại tràng cho những người không thể nội soi.

Ung thư phổi

Khi xét nghiệm, tầm soát ung thư phổi thì các bác sĩ thường chỉ định chụp quang tuyến cắt lớp điện toán (chụp CT hoặc CAT). Phương pháp này có thể giúp tìm được vị trí tổn thương ung thư nguyên phát ở bệnh nhân đã có di căn phổi.

Ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm tâm soát ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới đúng cách phải bao gồm thực hiện các xét nghiệm sau đây:

  • Khám trực tràng kỹ thuật số (DRE): DRE là một xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ngón tay đã được bôi trơn vào trực tràng của người nam giới và cảm nhận bề mặt của tuyến tiền liệt xem có dấu hiệu bất thường nào không.
  • Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA): Xét nghiệm máu này có thể đo được mức độ của một chất gọi là PSA. PSA thì thường được tìm thấy ở mức cao hơn ở nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư da

Khi xét nghiệm để tầm soát ung thư da thì bác sĩ sẽ thực hiện bao gồm các xét nghiệm:

  • Khám da hoàn chỉnh: Bác sĩ sẽ kiểm tra da, xem xét và tìm kiếm các dấu hiệu của ung thư da.
  • Nội soi da: bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị cầm tay để đánh giá hình dạng, kích thước và mô hình sắc tố của tổn thương da. Nội soi da thường được sử dụng để phát hiện sớm khối u ác tính.

Nói tóm lại, xét nghiệm máu mặc dù không phát hiện chính xác 100% ung thư nhưng xét nghiệm này cũng phần nào đó phản ảnh được nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó đây là một xét nghiệm quan trọng không thể bỏ qua khi thăm khám sức khỏe bởi thông qua kết quả xét nghiệm có the thể phát hiện được nhiều vấn đề sức khỏe bất thường.

Do đó, để thực hiện xét nghiệm máu hay để phát hiện các bệnh ung thư thì mọi người nên lựa chọn đến những đợn vị y tế uy tín để thăm khám, xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của mình để có biện pháp chữa trị, khắc phục hiệu quả.

Hi vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mọi người biết được xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không ?

Nếu còn có thắc mắc, băn khoăn gì về các vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc để lại câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Các tìm kiếm liên quan đến xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không

  • Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng
  • Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không
  • Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư cổ tử cung không
  • Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì
  • Xét nghiệm ung thư sớm ở đâu
  • Xét nghiệm ung thư bao lâu có kết quả
  • Xét nghiệm máu tầm soát ung thư bao nhiêu tiền
  • Xét nghiệm tế bào ung thư hết bao nhiêu tiền

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

dat-hen

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Tin liên quan
Dương vật quá to phải làm sao?
Dương vật quá to phải làm sao?

Kích thước của cậu nhỏ luôn là điều mà không...

Nam giới bị đau bao quy đầu khi cương là do đâu?
Nam giới bị đau bao quy đầu khi cương là do đâu?

Rất nhiều nam giới thắc mắc không biết bị đau...

8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh nhất
8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh nhất

8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh...

Bỏ túi ngay 5 bài tập se khít vùng kín sau sinh đơn giản, hiệu quả
Bỏ túi ngay 5 bài tập se khít vùng kín sau sinh...

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, vùng kín...