Hotline 03.56.56.52.52
Đặt lịch hẹn ĐẶT HẸN ONLINE
Địa chỉ

52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Trang chủ » Blog sức khỏe » Buồn tiểu nhưng không đi được, TẠI SAO?

Buồn tiểu nhưng không đi được, TẠI SAO?

Tham vấn y khoa:

Buồn tiểu nhưng không đi được (bí tiểu) là một triệu chứng bệnh lý mà rất nhiều người đã từng trải qua. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái khổ sở, rất khó chịu và gây tác động không nhỏ đến sức khỏe, công việc và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy, nguyên nhân gây bí tiểu (bí đái) là do đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu tường tận về vấn đề này để có phương án phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Buồn tiểu nhưng không đi được, khi nào cần đi khám bác sỹ?

Đi tiểu vốn là một hoạt động sinh lý của cơ thể để bài tiết các chất cặn bã dư thừa ra ngoài. Khi bàng quang dung nạp một lượng nước tiểu nhất định (khoảng từ 250 – 300ml) thì sẽ kích thích cảm giác buồn tiểu, muốn đi tiểu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên cho dù bàng quang đã chứa đầy một lượng nước tiểu nhất định nhưng bệnh nhân lại không thể tống hết nước tiểu ra ngoài được, tình trạng này được gọi là buồn tiểu nhưng không đi được hay còn gọi là bí tiểu.

buồn tiểu nhưng không đi được

Bệnh thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn, nhất là những đối tượng trên 60 tuổi. Bí tiểu cấp tính là rối loạn tiết niệu thường gặp nhất hiện nay và gây ra cho bệnh nhân không chỉ là những xáo trộn, bất tiện trong đời sống sinh hoạt và lao động hàng ngày mà cũng để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Bạn có thể tự nhận biết xem mình có bị bí tiểu hay không nhờ vào các dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Đi tiểu 8 lần/ ngày được coi là bình thường, nhưng khi gặp phải tình trạng bí tiểu, tần suất đi tiểu sẽ vượt quá 8 lần mỗi ngày.
  • Gặp khó khăn trong việc đẩy nước tiểu ra ngoài.
  • Tia nước tiểu yếu hoặc bị gián đoạn, tiểu không thành dòng, tiểu bị tắc, đi tiểu lâu.
  • Có nhu cầu đi tiểu ngay sau khi vừa tiểu xong trước đó.
  • Bệnh nhân có xu hướng tiểu nhiều lần vào ban đêm ( phải thức dậy hơn hai lần về đêm đi tiểu), lâu dần sẽ gây rối loạn giấc ngủ.
  • Tiểu không tự chủ, không thể nhịn tiểu được, nước tiểu rò rỉ từ bàng quang suốt cả ngày.
  • Tăng áp lực bụng, luôn có cảm giác căng tức  và đau đớn ở vùng xương chậu, bụng dưới, niệu đạo…

Bí tiểu cấp tính thường diễn ra đột ngột và có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu ngay để đặt ống thông tiểu. Tình trạng bí tiểu cấp tính nếu diễn biến kéo dài sẽ dẫn đến mãn tính, lúc đó bàng quang có thể bị căng giãn quá mức, mất đi khả năng co bóp và là căn nguyên của nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được?

Nguyên nhân bệnh lý dẫn đến buồn tiểu nhưng không đi được

  • Mắc các bệnh về bàng quang, chẳng hạn như viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang,…, từ đó gây ảnh hưởng đến tương lực co bóp của bàng quang
  • Đang gặp phải tình trạng chít hẹp niệu đạo viêm niệu đạo do vi khuẩn, nấm men, hệ quả của chấn thương ở niệu đạo, tiểu phẫu dẫn dến dòng nước tiểu chảy ra yếu hoặc dòng chảy đôi, thậm chí dòng nước tiểu có thể bị chặn lại hoàn toàn.
  • Mắc bệnh về tuyến tiền liệt như viêm, u xơ tiền liệt tuyến khi khối u xơ sẽ gia tăng về kích thước một cách bất thường sẽ chèn ép vào niệu đạo khiến cho người bệnh cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được, tiểu khó.
  • Do mắc các bệnh đột quỵ, đái tháo đường, chấn thương cột sống, gãy cột sống hoặc xương chậu, bệnh ở tủy sống,…. sẽ gây khó khăn cho hoạt động dẫn truyền thông tin từ não đến bàng quang và niệu đạo qua đường thần kinh, từ đó bàng quang và niệu đạo không hoạt động bình thường.
  • Những bệnh nhân đã từng được can thiệp thủ thuật y khoa như thay khớp hông, phẫu thuật trực tràng, loại bỏ trĩ….có thể dẫn đến hiện tượng bí tiểu sau đó. Ngoài ra, các loại thuốc được chỉ đinh sử dụng trước và trong khi phẫu thuật để làm bạn buồn ngủ có thể gây ra hiện tượng bí tiểu sau phẫu thuật.

nguyên nhân gây bí tiểu là gì

Nguyên nhân không phải bệnh lý

  • Do cơ thể bị nội nhiệt ( hay còn gọi là nóng trong người): Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, sinh hoạt không khoa học và hợp lý, nạp quá nhiều chất đạm và đồ cay nóng, thiếu hụt chất xơ và lượng rau xanh cần thiết khiến bạn dễ bị tích tụ độc tố trong cơ thể, táo bón, nóng trong…. là yếu tố gián tiếp dẫn đến chứng bí tiểu.
  • Bàng quang không giãn nở: Nếu bàng quang hoạt động đúng nhưng do nhiều nguyên nhân khiến các cơ vòng trong tức cổ bàng quang không giãn nở cũng có thể khiến nhiều người có cảm giác buồn tiểu thường trực nhưng không tiểu được.
  • Cơ kiểm soát bàng quang suy yếu: Cơ kiểm soát bàng quang bị suy yếu làm cho lực co bóp tiểu tiện ở bộ phận này không đủ mạnh để đẩy hết lượng nước tiểu ra bên ngoài trong một lần đi tiểu.
  • Do yếu tố tâm lý: Tình trạng căng thẳng, áp lực trong thời gian dài cũng được cho là một nguyên nhân điển hình dẫn đến bí tiểu. Một số trường hợp như đi tàu xe chật chội, ngồi trong thời gian dài,…cũng gây ra hiện tượng bí đái tạm thời.
  • Do việc sinh đẻ: Quá trình sinh đẻ khiến các sản phụ có nguy cơ gặp phải nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, trong đó có cả tình trạng bí tiểu.
  • Do việc sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ,…gây tác động đến chức năng cơ bàng quang và gây triệu chứng bí tiểu.

Những hiểm họa khôn lường từ tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được

Các bác sĩ Tiết niệu nhận định rằng: Hiện tượng bí tiểu dù là ở giai đoạn phát triển cấp tính hay mạn tính, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời đều sẽ gây nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe cũng như làm đảo lộn đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

Ngoài ra, nếu không được sớm phát hiện và can thiệp kịp thời, tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được có thể gây ra các hệ lụy khôn lường như:

  • Đối với trường hợp bị bí tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu, sẽ xuất hiện những triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có lẫn máu kèm theo mùi nặng, tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ lây lan sang thận gây viêm bể thận, làm suy giảm chức năng của thận, nhiễm trùng huyết, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Đối với trường hợp bị bí tiểu do bị sỏi thận nếu không có phương án điều trị kịp thời sẽ gay tắc nghẽn niệu quản, chức năng thận bị suy yếu, suy thận cấp, vỡ thận và có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
  • Đối với trường hợp bị bí tiểu do viêm tuyến tiền liệt nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu làm đảo lộn đến đời sống sinh hoạt và công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh viêm tuyến tiền liệt nếu kéo dài có thể làm suy giảm chất lượng đời sống tình dục, gây ra tình trạng rối loạn cương dương, …, làm gia tăng nguy cơ vô sinh- hiếm muộn ở nam giới.
  • Tăng nguy cơ viêm đường tiểu: Khi dòng nước tiểu bị ngăn chặn lại sẽ tạo thời cơ thuận lợi cho các loại vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi, nảy nở ở đường tiết niệu và gây nên hiện tượng viêm nhiễm ở đường tiết niệu.
  • Nguy cơ tử vong: Chứng bí tiểu mạn tính có thể dẫn đến biến chứng viêm phúc mạc, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân
  • Phụ nữ bị bí đái do mắc các bệnh viêm phụ khoa nếu để diễn biến lâu ngày sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn thậm chí gây ra biến chứng ung thư cổ tử cung…, thậm chí dẫn đến mất đi khả năng làm mẹ.
  • Tổn thương bàng quang: Khi nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng co bóp của bàng quang và đồng thời hạn chế khả năng bài tiết nước tiểu.

hiểm họa khôn lường khi bị bí tiểu

Những biến chứng của các diện bệnh liên quan đến chứng bí tiểu là hết sức khôn lường. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, khi thấy xuất hiện triệu chứng bí tiểu kéo dài, bệnh nhân cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín, đáng tin cậy để được tiến hành thăm khám và tiếp nhận phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách, tuyệt đối không nên có tâm lý chủ quan để bệnh có cơ hội chuyển biến xấu, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn, chi phí điều trị cũng tốn kém hơn.

Cách khắc phục khi bị buồn tiểu nhưng không đi được

Bí tiểu  được xác định là thủ phạm hàng đầu gây ra hiện tượng viêm nhiễm ở đường  tiết niệu, bao gồm các cơ quan như: hai quả thận, bàng quang, niệu đạo, hai niệu quản, gây ảnh hưởng nặng nề tới chức năng lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như các sản phẩm của chuyển hóa ra ngoài. Nghiêm trọng nhất, bí tiểu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy thận, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường như trên, bệnh nhân hãy chủ động đến các cơ sở y khoa uy tín để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Quy trình đầy đủ khám chữa chứng bí tiểu sẽ được tiến hành qua các hạng mục cơ bản dưới đây:

* Thăm khám:

Thu thập các thông tin cơ bản của người bệnh như: độ tuổi, tiền sử bệnh tật, chấn thương ở vùng chậu, các phẫu thuật trước đó, các loại thuốc đang sử dụng, chế độ ăn uống, sinh hoạt…

Khám tổng quát: khám trực tràng, khám vùng chậu, khám thần kinh, sờ nắn phần bụng dưới…

Khám cận lâm sàng để chẩn đoán chứng bì tiểu bằng việc thực hiện xét nghiệm mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu. đo lượng nước tiểu trong bàng quang, soi bàng quang, siêu âm bàng quang, hệ tiết niệu, chụp X-quang và chụp CT, xét nghiệm niệu động học, đo niệu động học,…

cách khắc phục buồn tiểu nhưng không đi được

* Phác đồ điều trị tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được cụ thể như sau:

Với tình trạng cấp cứu: giải phóng nước tiểu ra khỏi bằng quang bằng cách thông niệu đạo hoặc đặt ống thông nước tiểu qua lỗ niệu đạo. Đặt ống thông tiểu cũng được chỉ định cho các người bệnh bị bí tiểu do các vấn đề đến từ thần kinh.

Đối với những người bị hẹp niệu đạo, bác sĩ sẽ chỉ định các phẫu thuật cắt – nối niệu đạo để giúp nước tiểu thoát ra dễ dàng hơn.

Nếu nguyên nhân đến từ các diện bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, nhất là bệnh u xơ tiền liệt tuyến, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng một số loại thuốc Tây y chuyên khoa đặc hiệu giúp kháng viêm, tiêu sưng, tuyến tiền liệt thu nhỏ lại, ổn định đường tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh còn được chỉ định sử dụng kết hợp các bài thuốc Đông y được bào chế từ các loại thảo dược quý hiếm để nâng cao sức đề kháng, đào thải độc tố, làm mát gan, bồi bổ thận và giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc Tây y, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, đồng thời hạn chế khả năng bệnh tái phát.
  • Nếu bệnh phì đại tuyến tiền liệt chuyển nặng, gây ra biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mổ bóc u phì đại tiền liệt tuyến hoặc cắt đốt nội soi qua niệu đạo để loại bỏ chèn ép, áp lực lên bàng quang, đẩy lùi tình trạng bí tiểu.
  • Nếu người bệnh bị bí tiểu đến từ các nguyên nhân sinh lý thì bệnh nhân không nên quá lo lắng, hoang mang mà chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn chi tiết của bác sĩ và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học và lành mạnh:
  • Giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và đúng cách, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp thêm vitamin và chất xơ cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời tốt cho hoạt động tiêu hóa.
  • Bổ sung đầy đủ nước để giúp hệ tiết niệu hoạt động trơn tru, đồng thời lượng nước này sẽ giúp làm loãng vi khuẩn, giúp  thận, bàng quang đào thải các độc tố, vi khuẩn gây bệnh ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, nên tích cực uống các loại nước có tác dụng kích thích việc đi tiểu như nước râu ngô, rau má, đậu đen, kim tiền thảo …để thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, bồi bổ cơ thể.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh, chống lại tất cả bệnh tật.

Hãy đến phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để chữa trị tình trạng bí tiểu kịp thời

Lựa chọn một địa chỉ để tiến hành điều trị tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến kết quả điều trị bệnh. Hiện nay có vô số các cơ sở y tế thực hiện việc điều trị tình trạng bí tiểu mọc lên “như nấm sau mưa”, nhưng điều đáng lưu ý là chỉ có số ít địa chỉ bảo đảm được tính an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Đáp ứng vấn đề này, phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Thanh Xuân, Hà Nội tự hào là một trong những điểm đến uy tín, đáng tin cậy trong lĩnh vực khám chữa các bệnh liên quan đến hệ Thận-tiết niệu của rất nhiều người dân trên địa bàn thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Phòng khám được Sở Y Tế cấp phép hoạt động và được giới chuyên gia đánh giá cao với những thế mạnh vượt trội như:

  • Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ giỏi với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc và công tác tại các Bệnh viện lớn trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các diện bệnh liên quan đến hệ Thận-Tiết niệu. Các bác sĩ đã từng có nhiều năm làm việc tại các bệnh viện tuyến đầu ở thành phố Hà Nội, từng tham dự nhiều hội thảo y học lớn, từng điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân gặp phải tình trạng bí tiểu.
  • Cơ sở vật chất sạch sẽ, khang trang: phòng khám được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn 5 sao nên cơ sở vật chất rất khang trang, hiện đại, thiết bị máy móc tiên tiến được nhập khẩu nguyên chiếc từ những nước có nền y học phát triển nhằm giúp cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh được diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
  • Dịch vụ đẳng cấp, chuyên nghiệp: khi đến với phòng khám, người bệnh sẽ được đội ngũ nhân viên tư vấn, hướng dẫn ân cần, lịch sự , nhiệt tình để giúp người bệnh nắm rõ về quy trình, thủ tục thăm khám và thực hiện đúng theo các chỉ định của bác sỹ.
  • Thời gian khám chữa linh hoạt: Phòng khám mở cửa từ 7h30-20h mỗi ngày giúp những người bận rộn cũng có thể dễ dàng thu xếp công việc để tiến hành đi thăm khám và điều trị.
  • Chi phí thăm khám bệnh công khai, minh bạch, vô cùng hợp lý, ổn định, được niêm yết theo quy định của Bộ y tế, đảm bảo bệnh nhân được hưởng những dịch vụ tốt xứng đáng với số tiền bỏ ra.

Với những chia sẻ trên đây, mong rằng đã giúp bạn đọc có nhận thức toàn diện, chính xác hơn về tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn cụ thể.

Các tìm kiếm liên quan đến buồn tiểu nhưng không đi được

  • Buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ
  • Không đi tiểu được phải làm sao
  • Không có cảm giác buồn tiểu
  • Cách trị khó tiểu tại nhà
  • Bà bầu buồn tiểu nhưng không đi được
  • Mất cảm giác buồn tiểu
  • Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu
  • Trẻ buồn tiểu nhưng không đi được

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

dat-hen

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Tin liên quan
Dương vật quá to phải làm sao?
Dương vật quá to phải làm sao?

Kích thước của cậu nhỏ luôn là điều mà không...

Nam giới bị đau bao quy đầu khi cương là do đâu?
Nam giới bị đau bao quy đầu khi cương là do đâu?

Rất nhiều nam giới thắc mắc không biết bị đau...

8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh nhất
8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh nhất

8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh...

Bỏ túi ngay 5 bài tập se khít vùng kín sau sinh đơn giản, hiệu quả
Bỏ túi ngay 5 bài tập se khít vùng kín sau sinh...

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, vùng kín...