Hotline 03.56.56.52.52
Đặt lịch hẹn ĐẶT HẸN ONLINE
Địa chỉ

52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Trang chủ » Blog sức khỏe » Bác sĩ giải đáp: Thai lưu có bị ra máu không? Cần làm gì?

Bác sĩ giải đáp: Thai lưu có bị ra máu không? Cần làm gì?

Tham vấn y khoa:

Thai lưu có bị ra máu không? – một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi lẽ thai lưu là một biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ. Nó không chỉ khiến chị em lo lắng, sợ hãi, mà còn đe dọa đến những lần mang thai sau. Vậy, thai lưu là gì, khi bị thai lưu có ra máu không? Dấu hiệu nào nhận biết thai lưu sớm nhất,…Tất cả sẽ được bác sĩ giải đáp ngay sau đây.

Thai lưu là gì?

Có lẽ hiện tượng thai lưu không còn xa lạ đối với những người phụ nữ thiếu may mắn khi mang thai. Vì vậy mà bất kể bạn đang có kế hoạch mang thai hoặc mang thai lần đầu thì cũng nên biết thai lưu là gì? Việc làm này nhằm mục đích tầm soát tốt nhất các biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn mang thai và sinh con.

thai lưu là gì

Thai chết lưu gọi tắt là thai lưu được hiểu là tình trạng thai chấm dứt quá trình phát triển trong tử cung. Thai lưu có thể xuất hiện ở bất cứ tuần tuổi nào trong thai kỳ. Nó gây ra những tổn thương về mặt tâm lý, những nguy cơ về sức khỏe, khả năng làm mẹ của người phụ nữ.

Chính vì thế, các bác sĩ vẫn khuyến khích các chị em nên đi khám thai định kỳ. Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu bất thường trong thời gian mang thai. Nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé đến ngày sinh nở.

Thai lưu có bị ra máu không?

Có rất nhiều chị em đã và đang mang thai đặt câu hỏi, liệu thai lưu có bị ra máu không? một phần là để cảnh giác với rủi ro này và có phương án xử lý kịp thời cũng như có sự hiểu biết để chủ động trong việc phòng tránh. Theo các chuyên gia sản phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: thực tế không thể căn cứ vào một biểu hiện là ra máu để chẩn đoán thai lưu.

thai lưu có bị ra máu không

Bởi vì, khi bị thai lưu có nhiều người bị ra máu. Tuy nhiên cũng có nhiều người không hề có biểu hiện gì cho đến khi đi khám thai. Lúc này căn cứ vào các biện pháp chẩn đoán hình ảnh mới phát hiện ra thai đã ngừng phát triển hay không.

Như đã nói ở trên, thai lưu có nghĩa là thai đã chết – ngưng phát triển trong tử cung của sản phụ. Sự liên kết của nhau thai và tử cung không còn nữa. Lúc này chị em có thể bị ra máu hoặc một chút dịch bất thường.

Nhưng đôi khi hiện tượng nguy hiểm này cũng không hề có biểu hiện gì cảnh báo. Vì vậy, trong thai kỳ chị em cần theo dõi mọi động thái của thai nhi, các biểu hiện ốm nghén, dấu hiệu…để chủ động đi kiểm tra, siêu âm thai khi có những nghi ngờ.

Tuy nhiên, để thấy rõ những căn cứ ban đầu về hiện tượng thai lưu, chị em cần theo dõi qua từng giai đoạn mang thai. Cụ thể như sau:

Giai đoạn dưới 20 tuần tuổi thai lưu có bị ra máu không?

Ở giai đoạn đầu, khi thai nhi mới hình thành và phát triển thì hiện tượng thai lưu còn rất mơ hồ và khó nhận biết. Vì vậy chưa thể xác định được thai lưu có bị ra máu không. Thế nhưng, chị em cũng cảnh giác với những biểu hiện như bụng không to ra, không có hoặc giảm dần tình trạng ghén thai kỳ, luôn xuất hiện thường trực tâm trạng lo âu hồi hộp lạ thường.

Giai đoạn thai nhi trên 20 tuần tuổi

Ở giai đoạn này thì dấu hiệu thai lưu đã trở nên rõ rệt, bắt đầu xuất hiện máu màu đen hoặc đỏ thẫm ở vùng kín, tử cung co thắt, bụng xẹp dần, bầu ngực bắt đầu tiết sữa non, nước ối vỡ. Ngoài ra, thai phụ còn cảm thấy lo lắng, bồn chồn, tâm trạng bất thường, cơ thể mệt mỏi, ốm yếu,…

Tuy nhiên, các mẹ bầu lưu ý: Những dấu hiệu nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì thế khám thai định kỳ trong giai đoạn mang thai là việc làm hết sức cần thiết mà chị em không được chủ quan.

Các dấu hiệu thai lưu dễ nhận biết

Thực tế, thai lưu không chỉ gây ra những sang chấn về tâm lý. Mà nó còn có nguy hại đến các lần mang thai sau này. Cũng như sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em.

dấu hiệu thai lưu dễ nhận biết

Chính vì thế, chúng ta cần chủ động tầm soát tình trạng này sớm. Một số dấu hiệu nhận biết thai lưu mà các mẹ bầu cần lưu ý như sau:

  • Ra dịch âm đạo với màu sắc khác thường, đặc biệt là nâu, có lẫn máu;
  • Mất đi dấu hiệu ốm nghén;
  • Thai không cử động (theo dõi cử động thai ở những thai to);
  • Đau bụng kéo dài không biết nguyên nhân do đâu;
  • Chuột rút;

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng tuổi thai, tình trạng sức khỏe và các nhóm đối tượng. Mà những dấu hiệu thai lưu sẽ khác nhau và mức độ khác nhau.

Bởi không phải tất cả trường hợp có những dấu hiệu này đều bị thai lưu. Và không phải bạn không có biểu hiện kể trên thì không phải thai lưu. Đôi khi, thai lưu cũng xảy ra mà không có dấu hiệu điển hình.

Thai lưu khi bị ra máu có chữa được không?

Có nhiều chị em không chỉ bị thai lưu một lần mà họ còn bị nhiều lần. Điều này khiến họ sợ hãi, lo lắng không biết thai lưu có chữa được không? Có thể mang thai sau khi bị thai lưu hay không?

Theo các chuyên gia, thông thường khi bị thai lưu chị em thường phải xử lý bằng các biện pháp ngoại khoa. Nhằm đẩy túi thai đã chết lưu ra bên ngoài, bảo vệ sức khỏe và bảo tồn khả năng sinh sản cho người mẹ.

thai lưu chữa được không

Việc dự phòng và tầm soát thai lưu sau đó có ý nghĩa quan trọng. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân như:

  • Xét nghiệm máu tầm soát các bệnh liên quan đến thai kỳ (tiền sản giật, huyết áp cao…);
  • Các xét nghiệm chuyên sâu về dây rốn, nhau thai…;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Soi tươi dịch trong âm đạo/ cổ tử cung;
  • Kiêm tra tuyến giáp;
  • Xét nghiệm di truyền;

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, cũng như theo dõi sức khỏe của người mẹ để có định hướng chữa trị phù hợp. Do đó, thai lưu vẫn có thể được khắc phục bằng cách kiểm soát và theo dõi. Vì vậy, chị em cũng không nên quá áp lực về vấn đề này nhằm tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Nếu thai lưu thì cần phải làm gì?

Trong trường hợp bạn đã được chẩn đoán thai lưu. Đầu tiên hãy giữ vững tâm lý. Sau đó, tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện nạo hút thai hoặc kích thích chuyển dạ bằng các biện pháp y tế.

thai lưu bị ra máu cần phải làm gì

Bạn không nên cố gắng giữ lại thai. Vì thai đã chết lưu, để càng lâu trong tử cung càng gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản. Đặc biệt, bạn có thể bị nhiễm trùng túi ối, dạ con rất nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý cho lần mang thai tiếp theo để tránh thai lưu

Đối với những phụ nữ đã từng bị thai lưu thì cần phải cẩn trọng trong lần mang thai tiếp theo. Những việc làm cần thiết đó là:

  • Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi có thai như: xét nghiệm hội chứng antiphospholipid, làm các xét nghiệm về bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục, phân tích các nhiễm sắc thể bất thường ở cả bố và mẹ, xét nghiệm bất đồng nhóm máu Rh.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp, điều độ, đầy đủ dưỡng chất đảm bảo khỏe mạnh để sẵn sàng mang thai, vận động thể thao nhẹ nhàng, tiêm phòng đầy đủ các bệnh về lây nhiễm, lối sống lành mạnh, luôn giữ tâm trạng tốt, tâm lý lạc quan vui vẻ.

Những thông tin này đã giải đáp cho chị em câu hỏi: thai lưu có bị ra máu không? Cùng các thông tin tầm soát có liên quan. Nếu như bạn đã có tiền sử thai lưu, hoặc đang nghi ngờ thai lưu. Hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và đánh giá sớm nhất hoặc click vào TƯ VẤN MIỄN PHÍ để được các bác sĩ chuyên khoa sản giải đáp mọi khúc mắc về vấn đề này.

Các tìm kiếm liên quan đến thai lưu có bị ra máu không

  • Thai ngừng phát triển bao lâu thì ra máu
  • Thai lưu thử que có lên 2 vạch không
  • Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu
  • Dấu hiệu thai lưu không ra máu
  • Thai lưu có cứu được không
  • Cách dấu hiệu cảnh báo thai lưu
  • Thai lưu bao lâu thì phải lấy ra
  • Dấu hiệu thai lưu 8 tuần

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

dat-hen

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Tin liên quan
Dương vật quá to phải làm sao?
Dương vật quá to phải làm sao?

Kích thước của cậu nhỏ luôn là điều mà không...

Nam giới bị đau bao quy đầu khi cương là do đâu?
Nam giới bị đau bao quy đầu khi cương là do đâu?

Rất nhiều nam giới thắc mắc không biết bị đau...

8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh nhất
8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh nhất

8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh...

Bỏ túi ngay 5 bài tập se khít vùng kín sau sinh đơn giản, hiệu quả
Bỏ túi ngay 5 bài tập se khít vùng kín sau sinh...

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, vùng kín...