Hotline 03.56.56.52.52
Đặt lịch hẹn ĐẶT HẸN ONLINE
Địa chỉ

52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Trang chủ » Blog sức khỏe » Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu cho người không có chuyên môn

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu cho người không có chuyên môn

Tham vấn y khoa:

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm quan trọng để phát hiện sớm bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Nếu sau khi xét nghiệm máu bạn không thể hỏi chi tiết bác sĩ, bạn có thể tự đọc kết quả xét nghiệm máu chính xác sau khi tham khảo bài viết sau.

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là xét nghiệm không thể thiếu mỗi khi bạn đi thăm khám sức khỏe. Vậy, làm sao để có thể đọc kết quả xét nghiệm máu một cách chính xác mà không cần nhờ tới sự hỗ trợ của Bác sĩ. Tất cả sẽ được bật mí trong nội dung tiếp theo của bài viết.

hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Glu (Glucose): Đường trong máu

Hàm lượng đường trong máu bình thường từ  4,1-6,1 mmol/l.

Nếu hàm lượng đường trong máu vượt quá mức cho phép kể trên thì có nghĩa là bạn đang bị tăng hay giảm đường trong máu. Nếu như tăng trên giới hạn thì khả năng cao bạn đang mắc bệnh tiểu đường.

SGOT & SGPT: Nhóm men gan

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu với nhóm men gan đó là: Mức lượng bình thường từ 9,0 – 48,0  đối với SGOT và từ 5,0-49,0 đối với SGPT.

Nếu như chỉ số vượt mức giới hạn cho phép, thì có nghĩa chức năng thải độc của gan đang bị giảm sút trầm trọng. Vì thế, bạn cần tránh ăn các loại thức ăn cũng như đồ uống gây ảnh hưởng cho quá trình hấp thu và hoạt động của gan.

Những loại thực phẩm cùng đồ ăn mà bạn nên tránh đó là: chất béo, mỡ động vật, cùng bia rượu, đồ uống có ga,…

Nhóm mỡ máu: Gồm Cholesterol, triglycerid, hdl-choles, ldl-choles

  • Chỉ số xét nghiệm máu với nồng độ cholesterol được xem là bình thường từ 3,4-5,4 mmol/l.
  • Đối với triglycerid thì mức độ được xem là bình thường sẽ từ 0,4-2,3 mmol/l.
  • Đối với HDL-Choles thì mức độ được xem là bình thường sẽ từ 0,9-2,1 mmol/l.
  • Đối với LDL-Choles thì mức độ được xem là bình thường sẽ từ 0,0-2,9 mmol/l.

Nếu một trong các yếu tố kể trên vượt quá giới hạn bình thường thì người bệnh sẽ nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp.

Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ Cholesterol quá cao cùng với huyết áp và nồng độ LDL- Choles cao thì bạn rất dễ có nguy cơ đột quỵ, tai biến.

GGT: Gama globutamin

Đây là yếu tố chỉ khả năng miễn dịch của gan. Chỉ số này được xem là bình thường khí nó từ 0-53 U/L.

Khi gan phải hoạt động hết công suất, thì chức năng thải độc sẽ kém đi, kèm theo nồng độ GGT tăng khiến cho sức đề kháng bị giảm sút trầm trọng đồng thời tế bào gan bị suy yếu.

Ure (Ure máu)

Chỉ số bình thường từ 2.5 – 7.5 mmol/l.

Nếu như chỉ số Ure vượt quá mức bình thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo quan trọng của nồng độ Protein đào thải qua thận gặp vấn đề.

BUN (Blood Urea Nitrogen)

Chỉ số bình thường từ 4,6 – 23,3 mg/dl.

Nếu hàm lượng BUN tăng, người bệnh sẽ có khả năng mắc bệnh thận, nhiễm trùng, thậm chí là tăng nghẽn đường tiểu.

Ngược lại, nếu hàm lượng BUN giảm mạnh dưới chỉ số bình thường thì người bệnh có thể đang mắc bệnh gan nặng, hay cơ thể suy kiệt.

Cre (Creatinin)

Chỉ số bình thường đối với nam là: 62 – 120 umol/l. Và đối với nữ giới là 53 – 100 umol/l.

Nếu khi đọc kết quả xét nghiệm máu, bạn thấy chỉ số này tăng thì có nghĩa bạn đang mắc một trong các bệnh như: thận, tiểu đường, suy tim,…Ngược lại, nếu chỉ số này giảm quá mức bình thường thì bạn có thể đang mang thai hay sản giật.

Uric (Acid Uric = urat)

Chỉ số bình thường đối với nam là: 180 – 420 umol/l, và đối với nữ là 150 – 360 umol/l.

Nếu chỉ số này tăng, bạn có thể mắc bệnh Gout, suy thận, xơ vữa động mạch,…Ngược lại, nếu chỉ số này giảm bạn có thể đang mắc bệnh Wilson hoặc thương tổn tế bào gan.

Kết quả miễn dịch

Đối với Anti-HBs: Kháng thể kháng giúp chống virus viêm gan siêu vi B có trong máu (kết quả âm tính < = 12 mUI/ml).

HbsAg: Chỉ số virus viêm gan siêu vi B có trong máu (âm tính).

Số lượng bạch cầu (WBC)

Ở người khỏe mạnh, kết quả thường sẽ từ 3,0 – 10,0 G/L.

Nhưng nếu khi đọc kết quả xét nghiệm máu bạn thấy chỉ số từ từ 40 – 10 Giga/L thì có nghĩa là:

  • Tăng do mắc các bệnh lý như: viêm nhiễm, bệnh bạch cầu, bệnh máu ác tính,…
  • Giảm do thiếu máu, vitamin B12, nhiễm khuẩn,…

Số lượng hồng cầu (RBC)

Các chỉ số xét nghiệm máu bình thường RBC đối với nam từ: 4,2 – 6,0 Tera/L và đối với nữ từ 3,8 – 5 Tera/L.

Nếu như sau xét nghiệm, các chỉ số từ 3.8 – 5.8 Tera/L thì có nghĩa là:

  • Tăng do cơ thể bị mất nước, mắc chứng tăng hồng cầu.
  • Giảm vì cơ thể bị thiết máu.

Lượng huyết sắc tố (Hb)

Chỉ số bình thường đối với nam từ 130 – 170 gram/L và đối với nữ 120 – 150 gram/L.

Nếu như kết quả xét nghiệm từ 12-16,5 g/dL thì có nghĩa là:

  • Tăng do cơ thể bi mất nước, mắc bệnh tim mạch, bệnh phổi.
  • Giảm do cơ thể bị thiếu máu, chảy máu hay xảy ra phản ứng gây tan máu.

Khối hồng cầu (HCT)

Cách đọc xét nghiệm máu khối hồng hồng chỉ số bình thường đối với nam giới từ 38 – 49% và đối với nữ giới 34,9-44,5%.

Nếu sau xét nghiệm, kết quả là 39-49% và với nữ là 33-43%, thì có nghĩa là:

  • Tăng do người bệnh mắc chứng rối loạn dị ứng. hút nhiều thuốc lá, hồng cầu tăng, mắc bệnh phổi mạn tính, bệnh mạch vành,…
  • Giảm do người bệnh bị mất nhiều máu, thiếu máu hoặc thai nghén.

Hàm lượng của hồng cầu (MCV)

Nếu đọc kết quả xét nghiệm máu bạn thấy chỉ số là 85-95 fL thì có thể hiểu:

  • Tăng do bị thiếu hụt vitamin B12 trầm trọng, mắc bệnh gan, mắc chứng nghiện rượu, suy tuyến giáp,…
  • Giảm do cơ thể bị thiếu hụt sắt, mắc bệnh suy thận mãn tính, thiếu máu,…

Hàm lượng Hb hồng cầu (MCH)

Nếu kết quả xét nghiệm chỉ số MCH của máu là 26-32 pg thì bạn có thể hiểu:

  • Tăng do cơ thể bị thiếu máu trầm trọng, mắc chứng hồng cầu tròn di truyền nặng.
  • Giảm do cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt.

Hàm lượng Hb hồng cầu (MCHC)

Nếu kết quả xét nghiệm chỉ số MCHC là 32-36 g/ dL thì bạn có thể hiểm như sau:

  • Tăng do cơ thể mắc chứng hồng cầu tròn di truyền thể nặng, xuất hiện bởi các yếu tố ngưng kết lạnh.
  • Giảm do cơ thể bị thiếu máu, vitamin B12, mắc bệnh xơ hơn hay nghiện rượu.

Hàm lượng bạch cầu có trong một thể tích máu (WBC)

Chỉ số bình thường bạch cầu trong máu từ 4.0 – 10.0G/L.

  • Tăng do cơ thể mắc bệnh viêm nhiễm, hay bệnh máu ác tính, bệnh bạch cầu,…
  • Giảm do cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12, suy tủy, giảm sản, nhiễm khuẩn.

Bạch cầu trung tính(NEUT)

NEU là gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi tìm hiểu về cách đọc kết quả xét nghiệm máu. Đây là hàm lượng bạch cầu trung tính có trong máu.

  • Nếu như giá trị này tăng, có thể cơ thể bạn đang bị nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim, cơ thể mệt mỏi, ung thư,…
  • Nếu giá trị này giảm, có thể bạn đang bị nhiễm virus, suy tủy hay tác dụng của một số loại thuốc điều trị ức chế miễn dịch, xạ trị,…

Bạch cầu Lympho (LYM)

Chỉ số bạch cầu Lympho bình thường sẽ là 19- 48% (0.9 – 5.2 G/L).

Nếu chỉ số trên tăng vượt quá mức cho phép thì có nghĩa người bệnh đang bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh lao hay nhiễm một số virus khác.

Ngược lại, nếu chỉ số trên giảm quá mức cho phép thì có nghĩa người bệnh đang mắc bệnh Hiv/AIDS hoặc ức chế tủy xương, bệnh ung thư.

Bạch cầu Mono

Chỉ số bạch cầu Mono bình thường từ 3.4 – 9% (0.16 -1 G/L).

Nếu khi đọc kết quả xét nghiệm máu, bạn thấy chỉ số tăng quá chỉ số bình thường thì rất có thể bạn đang bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh bạch cầu hay bị rối loạn sinh tủy.

Ngược lại, chỉ số giảm, có thể bạn đang bị thiếu máu do suy tủy hay mắc bệnh ung thư.

Bạch cầu đa múi ưa axit (EOS)

Chỉ số bạch cầu đa múi ưa axit bình thường sẽ từ 0 – 7% (0- 0.8 G/L).

Nếu như chỉ số này tăng vượt mức bình thường thì có nghĩa bạn đang bị nhiễm ký sinh trùng hoặc dị ứng.

Hàm lượng bạch cầu đa múi ưa kiềm (BASO)

Chỉ số được xem là bình thường sẽ từ 0 – 1.5% ( 0 – 0.2G/L)

Nếu như chỉ số tăng vượt quá mức cho phép thì có nghĩa bạn đang mắc bệnh bạch cầu, suy giáp hoặc dị ứng.

Hàm lượng tiểu cầu có trong một thể tích máu (PLT)

Chỉ số bình thường sẽ từ: 150–350G/L.

Nếu chỉ số tiểu cầu quá cao, sẽ gây ra tình trạng máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu, kéo theo đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Nếu chỉ số tiểu cầu giảm, bạn có thể đang mắc chứng đông máu hay xuất huyết sau truyền máu,…

Độ phân bố tiểu cầu (PDW)

Chỉ số bình thường sẽ từ 6 – 11%.

Nếu như chỉ số này vượt quá mức cho phép, bạn có thể bị bệnh phổi, hồng cầu liềm hay nhiễm khuẩn huyết. Ngược lại, chỉ số giảm có thể do nghiện rượu.

Hàm lượng tiểu cầu (MPV)

Chỉ số bình thường sẽ từ 6,5 – 11fL.

Nếu chỉ số này tăng, có nghĩa bạn đang mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, stress hay nhiễm độc,…Ngược lại, chỉ số giảm do bạn bị thiếu máu, đang hóa trị, xạ trị điều trị bệnh ung thư, bạch cầu cấp,…

10 điều về xét nghiệm máu bác sĩ thường không nói cho bệnh nhân

Trừ khi rảnh hoặc được người bệnh yêu cầu, nếu không bác sĩ sẽ không nói phân tích kết quả xét nghiệm máu chi tiết cho bệnh nhân. Đôi khi có trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính lẫn dương tính giả xảy ra hay kết quả xét nghiệm bình thường bác sĩ cũng không nói cho bệnh nhân biết.

10 điều về xét nghiệm máu bác sĩ không nói cho bệnh nhân

Sau đây là 10 điều về xét nghiệm mà bác sĩ thường không nói cho bệnh nhân biết:

  • Thường bỏ qua những thông tin tốt
  • Sự bình thường đối với xét nghiệm máu ở nam giới và nữ giới không giống nhau.
  • Ý nghĩa kết quả xét nghiệm máu dựa vào độ tuổi.
  • Xét nghiệm cho kết quả dương tính không phải là thông tin tích cực
  • Xét nghiệm cho kết quả âm tính thường là thông tin tốt lành
  • Đôi khi vẫn xảy ra kết quả xét nghiệm dương tính giả
  • Đôi khi vẫn xảy ra kết quả xét nghiệm âm tính giả
  • Kết quả xét nghiệm tại các cơ sở y tế không đồng nhất
  • Không phải cứ xét nghiệm cho kết quả bất thường là mắc bệnh
  • Sự nhầm lẫn xuất phát từ bệnh nhân và bác sĩ

Qua đây, hy vọng đã giúp bạn có thể tự đọc kết quả xét nghiệm máu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần các chuyên gia y tế đầu ngành giải đáp, bạn hãy click TẠI ĐÂY hoặc gọi qua hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52.

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

dat-hen

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Tin liên quan
Dương vật quá to phải làm sao?
Dương vật quá to phải làm sao?

Kích thước của cậu nhỏ luôn là điều mà không...

Nam giới bị đau bao quy đầu khi cương là do đâu?
Nam giới bị đau bao quy đầu khi cương là do đâu?

Rất nhiều nam giới thắc mắc không biết bị đau...

8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh nhất
8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh nhất

8 cách làm nàng lên đỉnh cực phê và nhanh...

Bỏ túi ngay 5 bài tập se khít vùng kín sau sinh đơn giản, hiệu quả
Bỏ túi ngay 5 bài tập se khít vùng kín sau sinh...

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, vùng kín...