Hotline 03.56.56.52.52
Đặt lịch hẹn ĐẶT HẸN ONLINE
Địa chỉ

52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Trang chủ » Đặt Vòng Tránh Thai » Đặt vòng tránh thai khi nào? Đặt vòng tránh thai có đau không?

Đặt vòng tránh thai khi nào? Đặt vòng tránh thai có đau không?

Tham vấn y khoa:

Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp ngừa thai hiệu quả cho chị em phụ nữ. Không chỉ dễ thực hiện, thời gian sử dụng lâu, chi phí thấp, hiệu quả cao mà vòng tránh thai còn an toàn đối với sức khỏe nữ giới. Nếu bạn chưa có kế hoạch sinh em bé, muốn đặt vòng tránh thai, nhưng băn khoăn đặt vòng tránh thai có đau không thì hãy tham khảo các thông tin liên quan tới vấn đề này trong bài viết sau đây.

Đặt vòng tránh thai là gì?

Đặt vòng tránh thai hay còn được gọi là dụng cụ tránh thai, dụng cụ tử cung là biện pháp ngừa thai an toàn cho nữ giới.

Phương pháp này sẽ sử dụng vòng tránh thai để đặt vào bên trong tử cung người phụ nữ, nhằm ngăn cản quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng, cũng như không cho trứng làm tổ trong niêm mạc tử cung.

Các chuyên gia y tế đầu ngành cho biết, vòng tránh thai cho hiệu quả tránh thai cao, có thể lên đến 98%.

Sự thật đặt vòng tránh thai có đau không?

Đặt vòng tránh thai có đau không là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Thực tế, việc có đau không khi đặt vòng tránh thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tay nghề bác sĩ, tình trạng sức khỏe của chị em,…

Thường khi đặt vòng tránh thai chị em sẽ có cảm giác đau nhói một chút trong lúc đầu sau đó chấm dứt nhanh chóng. Thời gian đặt vòng tránh thai diễn ra nhanh chóng, khoảng 15 phút.

Nhưng, nếu chị em tự ý đặt phòng hay đặt vòng tại những cơ sở y tế không đảm bảo, bác sĩ tay nghề non nớt sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm nhiễm trùng đường sinh dục
  • Chảy máu âm đạo kéo dài
  • Vòng tránh thai bị lệch, rơi vào ổ bụng

Những điều này ít nhiều sẽ tác động tới sức khỏe vùng kín của chị em, đồng thời làm giảm khả năng tránh thai.

Bật mí đặt vòng tránh thai có mấy loại?

Hiện nay, vòng tránh thai có khá nhiều mẫu mã khác nhau, nhưng được sử dụng phổ biến nhất đó là:

Vòng tránh thai hình chữ T có chứa đồng

Đây là loại vòng tránh thai có dạng hình chữ T, được đặt vào trong tử cung để ngăn chặn quá trình thụ thai của trứng và tinh trùng. Đây cũng là loại vòng tránh thai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, vòng có hình chữ T, hình cánh cung và có quấn đồng.

Đuôi vòng tránh thai có 2 dây nhỏ thò qua âm đạo khoảng 2 – 3 cm để giúp nữ giới có thể dễ dàng kiểm tra xem vòng tránh thai có nằm đúng vị trí hay không.

Cơ chế hoạt động

Chất động được gắn trên vòng tránh thai sẽ tác động lên các enzym tham gia vào quá trình xâm nhập của tinh trùng vào lớp niêm mạc tử cung, từ đó ngăn chặn quá trình thụ thai.

Ngoài ra, các ion đồng được giải pháp ra hàng ngày sẽ ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của tinh trùng, làm thay đổi môi trường tử cung, từ đó khiến tinh trùng không thể di chuyển gặp trứng để làm tổ.

Ưu điểm

  • Hiệu quả ngừa thai cao lên đến 97%.
  • Tránh thai trong thời gian dài, với vòng tránh thai TCU 380 thời gian sử dụng 8 – 10 năm, còn vòng Multiload thì thời gian sử dụng 5 – 6 năm.
  • Có thể sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú mà không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.
  • Chi phí tương đối thấp.
  • Không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và khoái cảm khi quan hệ tình dục.

Nhược điểm

  • Khi mới đặt vòng, nữ giới có thể thấy đau bụng, vướng víu, ra máu, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.
  • Một số trường hợp bị ra khí hư, đau đầu, nổi mụn,…

Vòng tránh thai nội tiết

Loại vòng tránh thai này cũng có hình chữ T nhưng thai vì chứa hợp chất đồng, nó sẽ chứa hormone nội tiết, thường sử dụng loại Mirena và Liletta.

Cơ chế hoạt động

Hàm lượng hormone nội tiết sẽ được giải phóng trong tử cung giúp ngăn chặn sự rụng trứng, khiến chất nhày tại tử cung dày, đặc hơn, cản trợ quá trình thâm nhập của tinh trùng và làm lớp niêm mạc tử cung mỏng đi, cản trở sự thụt thai.

Ưu điểm

  • Hiệu quả ngừa thai cao tới 98 – 99%, thời gian sử dụng 3 – 5 năm.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ổn định, không bị ảnh hưởng.
  • Không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, có thể mang thai sau khi tháo vòng.
  • Khắc phục tình trạng rong kinh cơ năng liên quan tới nội tiết.

Nhược điểm

  • Chi phí cao, thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn so với vòng tránh thai có chứa đồng.
  • Không tác dụng ngay sau khi đặt vòng. Chị em cần kiêng quan hệ khi đặt vòng 1 tuần và kết hợp với các biện pháp ngừa thai khác.
  • Một số trường hợp có thể bị rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, nổi mụn, buồn nôn,…sau khi đặt vòng.

Quá trình đặt vòng tránh thai diễn ra như thế nào?

Để không lăn tăn về việc đặt vòng tránh thai có đau không, có đạt hiệu quả cao, an toàn không, chị em cần tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Tại đây, chị em sẽ được đặt vòng tránh thai theo đúng quy trình như sau:

Bước 1: Khám lâm sàng

Trước khi đặt vòng, chị em cần thăm khám phụ khoa để đảm bảo mình không bị viêm nhiễm phụ khoa, không có các khối u xơ.

Nếu sau khi khám chị em bị viêm phụ khoa, chị em cần điều trị bệnh dứt điểm sau đó mới tiến hành đặt vòng.

Bước 2: Đặt vòng

  • Sau khi đeo gang tay vô trùng, bác sĩ sẽ đưa 2 ngón tay vào âm đạo, tay còn lại đặt lên bụng để cảm nhận, kiểm tra cơ quan vùng chậu.
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định kích thước tử cung, từ đó đưa ra loại vòng tránh thai phù hợp.
  • Bác sĩ mở rộng âm đạo bằng dụng cụ y tế để tiến hàng vệ sinh, làm sạch âm đạo và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Vòng tránh thai được đưa đi qua cổ tử cung bằng dụng cụ y tế chuyên dụng. Khi tới tử cung, vòng tránh thai sẽ mở rộng ra hình chữ T.

Bước 3: Sau khi đặt vòng

  • Sau khi đặt vòng tránh thai xong chị em có thể ra về mà không phải nằm viện.
  • Nếu xuất hiện tình trạng chảy máu vùng kín, chị em nên sử dụng băng vệ sinh.
  • Nếu xuất huyết nhiều, chị em cần quay lại cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra.
  • Chị em nên tự kiểm tra vòng tránh thai đã được đặt đúng vị trí hay chưa bằng cách: Vệ sinh tay sạch sẽ, đặt ngón tay vào trong âm đạo tới khi thấy cổ tử cung. Nếu cảm nhận có sợ dây từ cổ tử cung thì nghĩa là vòng tránh thai đã được đặt đúng vị trí. Không kéo dây để tránh vòng bị lệch khỏi vị trí.

Một số điều chị em cần lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau đây để hiệu quả mang lại tốt nhất:

  • Sau khi đặt vòng nên nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 1 giờ.
  • Không mang vác hay làm việc nặng ít nhất 1 tuần sau khi đặt vòng.
  • Không ngâm mình trong nước thời gian quá lâu.
  • Chị em nên kiêng quan hệ tình dục sau khi đặt vòng 2 tuần.
  • Nên kiểm tra vòng 3 – 6 tháng/ lần.
  • Nếu tự kiểm tra vòng tránh thai, nên kiểm tra sau mỗi kỳ kinh nguyệt.

Sau khi đặt vòng tránh thai, nếu có các biểu hiện bất thường như: dây vòng bị rơi, đau chảy máu khi quan hệ, khí hư ra nhiều có mùi, chậm kinh,…thì chị em cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.

Đặt vòng tránh thai khi nào?

Các chuyên gia kế hoạch hóa gia đình cho biết, thời điểm thích hợp nhất để đặt vòng ngừa thai là sau khi hết kinh. Ngoài ra, tùy từng đối tượng và thời điểm đặt vòng của mỗi người có thể khác nhau, cụ thể:

  • Đối với phụ nữ sau sinh thường, vòng tránh thai sẽ được đặt sau 6 tuần.
  • Đối với phụ nữ sinh mổ, thời gian đặt vòng thường sẽ muộn hơn, sau 3 tháng trở lên. Bởi, lúc này tử cung cần nhiều thời gian hơn để có thể hồi phục, lành lại. Khi mà các sợi dây chỉ khâu cũng tiêu, hòa tan vào trong cơ tử cung.
  • Đối với phụ nữ sau hút thai, sảy thai nên chờ kinh nguyệt trở lại đều đặn rồi mới đặt vòng ngừa thai.

Những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai

Bất kỳ nữ giới trong độ tuổi sinh sản đều có thể sử dụng vòng tránh thai khi có nhu cầu. Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây được chuyên gia khuyến cáo không nên áp dụng đó là:

  • Phụ nữ đang mang thai hay có dấu hiệu nghi ngờ mang thai.
  • Nhiễm trùng sau khi phá thai.
  • Viêm vùng chậu, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay mắc bệnh trong vòng 3 tháng trước đó.
  • Viêm cổ tử cung có mủ nhầy.
  • Mắc bệnh ác tính đường sinh dục.
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay sự xuất hiện của u xơ làm biến dạng lòng tử cung.
  • Đường sinh dục bị xuất huyết bất thường nhưng chưa được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị.

Để biết bản thân có đặt vòng tránh thai được hay không, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ, cung cấp đẩy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe cũng như bệnh tật để bác sĩ tư vấn.

Phụ nữ nên đặt vòng tránh thai hay cấy que?

Hiện nay, đặt vòng và cấy que tránh thai đang được rất nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Nhưng, việc đặt vòng hay cấy que tốt hơn là vấn đề khiến không ít chị em đau đầu.

Để lựa chọn phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, chị em cần nắm rõ các ưu, nhược điểm của hai phương pháp này sau đây:

Đặt vòng tránh thai

Như đã chia sẻ ở trên thì đây là phương pháp ngừa thai bằng cách đưa vòng tránh thai vào buồng tử cung của nữ giới.

Ưu điểm

Tác dụng ngừa thai lâu từ 5 – 10 năm, không tác động nhiều tới nội tiết tố và chi phí đặt vòng cũng không quá cao.

Nhược điểm

Vòng tránh thai gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt điển hình như: rong kinh, đau bụng kinh hay thậm chí là vô kinh.

Vòng có thể bị rơi hay tuột, nếu chị em không để ý có thể bị mang thai ngoài ý muốn, hay viêm nhiễm nếu vấn đề vệ sinh kém, không đúng cách.

Cấy que tránh thai

Đây là phương pháp ngừa thai mặc dù chỉ mới du nhập vào nước ta không lâu, nhưng nó được rất nhiều chị em ưu ái và lựa chọn không kém cạnh so với đặt vòng.

Ưu điểm

Thời gian ngừa thai từ 3 – 7 năm tùy từng loại que mà chị em cấy. Que cấy có kích thước nhỏ gọn, sử dụng được cho những chị em đang cho con bú, mắc bệnh u xơ tử cung, tim mạch, huyết áp,…

Bên cạnh đó, cấy que tránh thai không bị tuột, rơi giống vòng tránh thai. Sau khi cấy que tránh thai 24 giờ, chị em có thể quan hệ bình thường mà không phải kiêng quan hệ như đặt vòng.

Nhược điểm

  • Chị em sẽ có cảm giác đau sau khi cấy, gặp một số tác dụng phụ như: giảm ham muốn tình dục, tăng cân, khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.
  • Que cấy thai có thể trôi tới một số vị trí khác dẫn tới giảm hiệu quả ngừa thai.

Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp tránh thai nào còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

  • Thể trạng của chị em

Mỗi một phương pháp tránh thai sẽ có những trường hợp chống chỉ định khác nhau. Vì thế, trước khi quyết định lựa chọn phương pháp nào, chị em cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa cụ thể.

  • Kế hoạch sinh con

Đặt vòng tránh thai hay cấy que tránh thai còn phụ thuộc vào kế hoạch sinh con lần tiếp theo của chị em phụ nữ. Nếu thời gian kế hoạch không vượt quá 5 năm, chị em nên cân nhắc các biện pháp cấy quê tránh thai và ngược lại.

Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp tránh thai nào, nếu chị em có ý định mang thai, chị em chỉ cần tháo vòng hay tháo que là có thể mang thai trở lại bình thường.

  • Điều kiện kinh tế

Đặt vòng là phương pháp ngừa thai truyền thống, vì thế chi phí sẽ không quá cao. Ngược lại, cấy que tránh thai cần được thực hiện trên quy trình hiện đại, do đó chi phí cần chi trả cho phương pháp này cũng sẽ cao hơn.

Chắc hẳn những chia sẻ trên đã giúp chị em hình dung được mặt lời, hại của đặt vòng và cấy que tránh thai. Cân nhắc giữa hai phương pháp tránh thai này thì đặt vòng vẫn là phương pháp có ít nhược điểm hơn.

Không những thế, các nhược điểm này cũng có thể khắc phục nếu như chị em lựa chọn đặt vòng tại những cơ sở y tế chuyên khoa lớn, uy tín.

Nếu chị em tìm hiểu và thực hiện đúng quy trình thì phương pháp đặt vòng tránh thai sẽ mang lại hiệu quả cao. Chị em nên đi khám trước, sau khi đặt vòng để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất. Mọi băn khoăn về đặt vòng tránh thai có đau không cần chuyên gia y tế đầu ngành giải đáp, bạn hãy click chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi qua hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52.

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

dat-hen

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Tin liên quan
Top 3 địa chỉ đặt vòng tránh thai ở Hà Nội
Top 3 địa chỉ đặt vòng tránh thai ở Hà Nội

Theo thống kê, Việt Nam là một trong những quốc...

[Tổng hợp] Các triệu chứng sau khi đặt vòng tránh thai
[Tổng hợp] Các triệu chứng sau khi đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp...

Đặt vòng tránh thai nội tiết giá bao nhiêu?
Đặt vòng tránh thai nội tiết giá bao nhiêu?

Đặt vòng tránh thai nội tiết là một trong những...

[Bật mí] Giá đặt vòng tránh thai ở tay bao nhiêu tiền?
[Bật mí] Giá đặt vòng tránh thai ở tay bao nhiêu tiền?

Đặt vòng tránh thai ở tay hay còn gọi là...